ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ TRONG CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
Đặt
vấn đề: tâm lý học nói chung, tâm lý học quân sự nói riêng là môn khoa học vừa
mang tính lý thuyết; đồng thời, lại vừa mang tính ứng dụng – thực hành (thực
tiễn) rất cao. Điều này phản ánh lôgic tính tất yếu khách quan về nguồn gốc,
bản chất, cơ chế hình thành và phát triển tâm lý – ý thức người theo quan điểm
Mác xít. Mặt khác, hoạt động giảng dạy các môn khoa học nói chung, giảng dạy
tâm lý học quân sự nói riêng góp phần trực tiếp vào nhiệm vụ chuẩn bị con người
(người sĩ quan cách mạng) mang tính đặc thù với yêu cầu rất cao nhằm đáp ứng
đòi hỏi của thực tiễn hoạt động quân sự - loại hoạt động đặc biệt. Chính vì
thế, quá trình nghiên cứu cũng như giảng dạy cần phải tuân thủ đúng lôgic của
mối quan hệ biện chứng lý luận – thực tiễn; trong đó thực tiễn là tiền đề, cơ
sở - nơi khởi nguồn đồng thời là nơi biểu hiện và kiểm chứng của mọi hiện tượng
tâm lý - ý thức người (quân nhân). Tuy nhiên, trong thực tế quá trình giảng dạy
tâm lý học quân sự trong các nhà trường quân đội hiện nay cũng đã cho thấy còn bộc
lộ nhiều vấn đề bất cập, chưa theo kịp tình hình và chưa đáp ứng được sự vận
động, phát triển của thực tiễn; điều đó được biểu hiện trên một số khía cạnh
dưới đây:
1- Nhìn chung học viên rất sợ học môn
tâm lý vì cho rằng khó, nhiều khái niệm, trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ. 2- Phần
đông các học viên chưa nhận thức được một cách đầy đủ về vai trò và sự cần
thiết của việc học môn tâm lý trong hệ thống các môn học, nhất là vai trò của
nó đối với hoạt động nghề nghiệp của người sĩ quan, nên có biểu hiện xem nhẹ.
3- Quá trình trả thi, kiểm tra, học viên chưa hiểu thực chất nội dung và liên
hệ, vận dụng thực tiễn không sát. 4- Khi ra trường, khả năng ứng dụng tri thức
tâm lý học vào giải quyết các tình huống, nhiệm vụ cụ thể còn rất hạn chế.
Những bất cập trên đây do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan,
trong đó một nguyên nhân rất cơ bản thuộc về chủ quan của đội ngũ giảng viên đó
là: quá trình giảng dạy thường “thuần lý luận” mà chưa thực sự chú trọng nâng
cao tính thực tiễn trong từng chủ đề, bài giảng cũng như các hình thức sau bài
giảng. Điều này được biểu hiện trên một số phương diện như cơ bản sau đây: 1- Có
biểu hiện của sự dàn trải các đơn vị kiến thức theo mô tuýp lôgic truyền thống
đó là suôi theo chiều “thuận” mà chưa mạnh dạn sử dụng và đưa vào bài giảng các
yếu tố “nghịch” trong mối tương quan với yếu tố “thuận” và sự phù hợp lôgic
nhận thức của người học, nhằm khẳng định hay phủ định một vấn đề, luận điểm nào
đó. 2- Trừu tượng hóa các quá trình, hiện tượng, phẩm chất, thuộc tính tâm lý –
ý thức do chưa chỉ ra được đầy đủ các dấu hiệu và biểu hiện cụ thể, sinh động,
đa dạng, phong phú của chúng trong thực tiễn cuộc sống mỗi quân nhân hay tập
thể đơn vị - xã hội. 3- Việc khu biệt các quá trình, hiện tượng, thuộc tính,
phẩm chất tâm lý – ý thức có lúc chưa rõ ràng; đồng thời, chưa chỉ ra được mối tương
quan, sự ảnh hưởng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng, làm cho người học hiểu
không tường minh và thiếu lôgic, dẫn đến thiếu thuyết phục. 4- Biểu hiện “thuần
tâm lý” do việc vận dụng tri thức các môn khoa học khác cũng như thực tiễn xã
hội (đất nước, quân đội, nhà trường, đơn vị, chiến tranh) vào giải quyết từng
đơn vị kiến thức, chủ đề bài giảng cũng như vận dụng tri thức tâm lý học hướng
vào chức trách, nhiệm vụ của người sĩ quan còn rất hạn chế. 5- Quá trình giảng
dạy vẫn thiên về truyền thụ kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức đến việc
định hướng tư tưởng và hướng dẫn phương pháp, hành động cho người học, thậm chí
có biểu hiện không coi trọng. 6- Tính khái quát lý luận không cao, nội dung
cũng như ví dụ minh họa chưa phản ánh, cập nhật kịp thời sự vận động, biến đổi
và phát triển của thực tiễn tình hình đất nước, quân đội, nhà trường, đơn vị.
Từ những luận giải về thực trạng các
vấn đề trên đây, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy tâm lý học quân sự
trong các nhà trường quân đội hiện nay cần thực hiện một cách triệt để và có
hiệu quả các nội dung cơ bản dưới đây:
Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm,
nguyên tắc thực tiễn trong từng chủ đề bài giảng cũng như mỗi đơn vị kiến thức…Đó
chính là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin; của tâm
lý học Mác xít; Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Quan điểm và nguyên tắc thực tiễn luôn giữ vai trò chủ đạo, định
hướng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, giảng dạy tâm lý học quân sự. Trước hết,
quá trình giảng dạy phải tuân thủ nghiêm ngặt luận điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin về con đường cơ bản của quá trình nhận thức chân lý đó là: từ trực quan
sinh động (thực tiễn) – tư duy trừu tượng – thực tiễn. Trong vòng khâu ấy, thực
tiễn luôn giữ vai trò vừa là điểm khởi đầu, vừa là điểm kết thúc; đồng thời,
lại là điểm xuất phát cho một vòng khâu mới trong sự vận động, phát triển, cứ
như vậy làm cho quá trình nhận thức chân lý của con người ngày càng đầy đủ hơn,
chính xác hơn, cao hơn. Theo đó, quá trình giảng dạy tâm lý học quân sự phải
hiện thực hóa, thực tiễn hóa về nguồn gốc, bản chất, con đường biện pháp và cơ
chế hình thành, phát triển cũng như sự biểu hiện của các hiện tượng tâm lý – ý
thức, giúp cho người học dễ nhận diện, tiếp thu. Nói về vấn đề này, trên cơ sở
vạch ra quy luật quá trình nhận thức và giải thích một cách duy vật các hiện
tượng, đặc điểm tâm lý người, Lênin quan niệm: tâm lý học là một trong những
khoa học “cấu thành lý luận về nhận thức và phép biện chứng”[1]. Thực
tiễn ở đây cần phải hiểu đầy đủ cả tồn tại thực tiễn, hoạt động thực tiễn, quan
hệ thực tiễn, nội dung thực tiễn, giá trị thực tiễn …(xã hội – lịch sử). Nhất
quán quan điểm và nguyên tắc này, tâm lý học Mác xít khẳng định, mọi hiện tượng
tâm lý – ý thức người đều có nguồn gốc từ hiện thực khách quan bên ngoài (thực
tiễn xã hội – lịch sử), đồng thời nó được biểu hiện sịnh động và cụ thể ở chính
thực tiễn xã hội – lịch sử ấy. C.Mác viết: “Lịch sử công nghiệp và sự tồn tại
đối tượng hóa đã hình thành của công nghiệp là quyển sánh đã mở ra của những lực lượng bản
chất của con người, là tâm lý con người bày ra trước mắt
chúng ta một cách cảm tính…Tâm lý học – quyển sách ấy, nghĩa là
chính cái bộ phận dễ cảm thấy nhất, dễ tiếp xúc nhất của lịch sử không mở ra
cho tâm lý học này – không thể trở thành khoa học thực sự có nội dung phong phú
và hiện
thực”[2]. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Học phải đi đội với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn; lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận suông, còn thực tiễn
không trên cơ sở lý luận soi đường thì đó là thực tiễn mù quáng.
Hai là, Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương
pháp giảng dạy tâm lý học quân sự theo hướng nâng cao tính thực tiễn. Đây là
một đòi hỏi tất yếu khách quan, đáp ứng với sự vận động, biến đổi và phát triển
toàn diện của nhiệm vụ cách mạng, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
trong đó lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở. Trong khi hệ thống giáo
trình, giáo khoa, sánh tham khảo về tâm lý học quân sự thiếu về số lượng, hạn
chế về chất lượng (nội dung đã mang tính lạc hậu nhiều, không cập nhật được các
biến đổi của thực tiễn đất nước, quân đội, nhà trường, đơn vị…) thì việc chuẩn bị
nội dung bài giảng (giáo án) cần mang tính sáng tạo cao theo hướng mạnh dạn
vượt qua những “khuôn mẫu” lý luận bằng cách gạt bỏ những yếu tố thứ yếu, lạc
hậu và đưa vào các nội dung mới (phản ánh được hơi thở của thực tiễn), thiết
thực, phù hợp với từng nhà trường, từng đối tượng học viên cụ thể. Qúa trình đó,
từng bức chuẩn hóa, chính xác hóa, khái quát hóa và sắp xếp đúng lôgic các đơn
vị kiến thức (cả lý luận và thực tiễn), làm cho dễ dạy và dễ học.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét