Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

GIỚI THIỆU VỀ CÁC THỦ ĐOẠN CHIẾN TRANH TÂM LÝ CỦA MỸ VÀ ĐỒNG MINH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH CÔ – XÔ - VÔ
Theo Ngải Tùng Như, Báo "Quân giải phúng" 6.7.1999
do Phùng Thanh Hồng Dịch

Cuộc không tập Nam Tư của NATO là một cuộc chiến tranh không đối xứng, lấy "mạnh đè yếu" điển hình, đồng thời cũng là một cuộc chiến tranh phi chính nghĩa, coi thường luật pháp quốc tế. Vì vậy, đồng thời với việc dựa vào ưu thế tuyệt đối của vũ khí công nghệ cao tiến hành uy hiếp vũ lực, NATO cũn sử dụng các thời cơ, các kênh, tiến hành một cuộc CTTL, nhằm nâng cao hiệu quả chiến tranh.

A. Thủ đoạn CTTL của NATO trong cuộc chiến này
1. Răn đe
Răn đe là một thủ đoạn CTTL quen dùng của các cường quốc quân sự phương Tây. Trước khi cuộc chiến tranh nổ ra, NATO do Mỹ đứng đầu đó cụng khai cho đối phương biết thời gian, địa điểm và số lượng tập kết binh lực, binh khí, công khai tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở khu vực biên giới và ở các nước xung quanh Nam Tư, ra sức tuyên truyền quảng cáo tính năng và độ chính xác của vũ khí công nghệ cao. Sau khi cuộc chiến mở màn, hầu như mỗi đợt không tập, NATO đều thông báo trước thời gian, mục tiêu và phương thức đánh, đồng thời liên tục thông báo cho Nam Tư và cộng đồng quốc tế biết tình hình tăng quân, tăng vũ khí để biểu thị quyết tâm. Qua đó có thể thấy, trong chiến tranh hiện đại, việc bên chiếm ưu thế tuyệt đối về vũ khí công nghệ cao tiến hành CTTL kiểu răn đe có ý nghĩa hoàn toàn mới. Tức là: răn đe bằng vũ khí công nghệ cao có tính đột phá, có thể đạt được mục đích răn đe vào bất kỳ lúc nào và ở đâu, có thể kiểm soát, có thể đạt được hiệu quả răn đe khác nhau tuỳ vào mục đích, có khả năng làm chấn động đối phương, dựa vào đũn đánh chính xác cao, tốc độ cao và cường độ cao đạt được hiệu quả răn đe cao. Điều đó cho thấy, CTTL kiểu răn đe của bên chiếm ưu thế tuyệt đối về vũ lực có tác dụng đặc biệt.
2.Tuyên truyền
Thứ nhất, để đạt hiệu quả tuyên truyền trong CTTL, trước tiên NATO nhấn mạnh đến tính chế áp, NATO luôn luôn duy trì ưu thế về cường độ tuyên truyền, đặc biệt là sau khi đài truyền hình quốc gia Xéc-bi bị phá hủy, vì đài này không thể tiếp tục phát sóng và ở Cô-xô-vô không có phóng viên nước ngoài, nên NATO mặc sức tuyên truyền "muốn nói gì thì nói", công tác tuyên truyền của NATO tạo được thế chế áp tuyệt đối cả về cường độ lẫn phạm vi, nên nó chiếm được không gian nghe nhìn rộng lớn hơn Nam Tư, khiến công chúng thường xuyên chịu sự kích động và ảnh hưởng của CTTL tuyên truyền của phía NATO.
Thứ hai, nhấn mạnh đến tuyên truyền có tính kích động. Ngày thứ 3 của cuộc không tập, qua vệ tinh, Tổng thống Mỹ - Bin Clin-tơn đã có buổi nói chuyện truyền hình với nhân dân Xéc-bi-a, kích động nhân dân nước này bằng luận điệu: "Mi-lô-xê-vích đó phỏ hoại tương lai của họ, buộc con em họ phải tham gia một cuộc chiến tranh vô vị, không có tương lai mà bản thân Clin-tơn cũng không ngăn chặn được", từ đó kêu gọi nhân dân Xéc-bi ủng hộ hành động quân sự của NATO. Các phương tiện tuyên truyền của phương Tây ra sức vu cáo Nam Tư "thanh lọc sắc tộc" và bằng cỏc hình thức tuyờn truyền thổi phồng tình cảnh dân thường Cô-xô-vô bị "thảm sát", hũng tranh thủ sự "thụng cảm" và "ủng hộ" của dư luận công chúng phương Tây đối với cuộc không tập Nam Tư của NATO.
Thứ ba, nhấn mạnh đến tuyên truyền có tính khuyến dụ. Vào dịp lễ phục sinh, NATO đó thả 2,5 triệu tờ truyền đơn, giải thích lý do tại sao đất nước họ bị tiến công, và nói nếu Nam Tư rút quân khỏi Cô-xô-vô và chấp nhận lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế thì NATO sẽ ngừng không kích. Mục đích là nhằm tiêu giảm tâm lý thự hận của quân dân Nam Tư, làm dao động ý chí đánh trả của đối phương.
Thứ tư, nhấn mạnh đến tuyên truyền có tính công kích. Một mặt, NATO tìmm cách biện hộ cho hành động xâm lược ngang ngược của mình; mặt khác, công kích điên cuồng vào dân tộc Xéc-bi và bản thân Tổng thống Mi-lô-xê-vích. Chỉ trích dân tộc Xéc-bi từ chỗ "đàn áp" dân tộc An-ba-ni đến chỗ "diệt chủng" dân tộc này, tung luận điệu nào là dân tộc Xéc-bi "bạo hành", nào là "có tội với nhân loại"... Bôi nhọ Mi-lô-xê-vích là "con quỉ", "quân phiệt", là "độc tài tàn bạo nhất châu Âu sau Hít-le", là tên "đồ tể ở Bêôgrát"... Mục đích là làm xấu hình ảnh của dân tộc Xộc-bi và Mi-lụ-xê-vích trong dư luận thế giới, muốn cấy tâm lý thự hận dõn tộc Xộc-bi và Mi-lô-xê-vích trong lòng dân chúng.
3. Lừa gạt
Để đạt được mục đích quân sự, chính trị trong các thời kỳ khác nhau, NATO đó đạo diễn các trò lừa gạt với những mục đích khác nhau.
Một là, nhằm mờ hoặc lòng người. NATO luôn luôn tuyên bố chỉ đánh vào mục tiêu quân sự, song trên thực tế Thủ đô Bêôgrát, Thủ đô nước cộng hòa Mông-tê-nê-grô và thủ phủ 2 tỉnh tự trị của Nam Tư cũng đều bị đánh phá, các danh lam thắng cảnh của Nam Tư cũng bị phá hoại nghiêm trọng. Sự lừa gạt trắng trợn của NATO là mê hoặc lòng người, biện hộ cho hành động xâm lược dã man, giành quyền chủ động về chính trị.
Hai là, nhằm ly gián lòng người. Ngày thứ 5 của cuộc không tập NATO đưa tin trước khi cuộc chiến nổ ra vài giờ, một chiếc máy bay tư nhân đó chở con trai và con gái Mi-lô-xê-vích đi lánh nạn, nhằm qua đó làm dao động lòng dân, phá hoại sự đoàn kết trên dưới, gây tâm lý hoang mang trong dân chúng.
Ba là, nhằm đánh vào tinh thần. Sau khi đài truyền hình Xéc-bi-a bị phá hủy, người phát ngôn của NATO tuyên bố đài truyền hình quốc gia Xéc-bi-a là cụng cụ chiến tranh, ở đó không có mối quan hệ gì với báo chí. Thực tế là những gì mà đài này đưa tin đều nói về thảm hoạ mà NATO gây ra cho Nam Tư. Do vậy, NATO muốn tiêu diệt tiếng nói của Nam Tư, đánh đổ nhân dân Nam Tư về mặt tinh thần.
Thủ đoạn CTTL trong chiến tranh hiện đại đó phá vỡ mô thức truyền thống, tức là đó thay đổi từ dạng lấy phương tiện vũ khí làm chính để đưa ra những tin tức đánh vào lòng người sang lấy phương tiện thông tin làm chính, đồng thời coi trọng sự thống nhất giữa đối kháng hữu hình với đối kháng vô hình. Do sử dụng đồng thời nhiều thủ đoạn, nên CTTL ngày càng đa dạng về "kênh", rộng về phạm vi, nhanh về tốc độ và mạnh về cường độ tiến công.
B. Nam Tư chống CTTL như thế nào
Trước hành động vũ lực ngang ngược của NATO, Nam Tư đó thể hiện rừ trí tuệ, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường, dựa vào tính chính nghĩa của chiến tranh chống xâm lược, tổ chức thành công một cuộc chiến phòng thủ tâm lý.
Phán đoán chiến lược chính xác, chuẩn bị đầy đủ về tâm lý.
Nam Tư đó sớm dự liệu được rằng NATO sớm muộn cũng sẽ tiến công bằng vũ lực, vì vậy đó tích cực làm tốt công tác chuẩn bị đánh trả bằng quân sự, đồng thời chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý. Bằng các phương tiện thông tin đại chúng, chính phủ đó liên tục thông báo cho dân chúng biết rằng, NATO do Mỹ đứng đầu đang mượn cớ giữ gìn hoà bình để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Nam Tư và có ý đồ chinh phục bằng vũ lực, cuối cùng thực hiện mục tiêu chiến lược: tranh đoạt khu vực Ban-căng "mở rộng NATO sang phía Đông". Qua đó kêu gọi quân dân cả nước bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đồng thời, lấy "lý luận vũ trang toàn dân" làm hệ thống chiến lược, thống nhất ý chí quân dân, kiên định niềm tin chống địch.
Chỉ đạo chiến lược đúng đắn, đánh vào điểm yếu tâm lý của đối phương.
Nam Tư đã hiểu rõ quan điểm giá trị của Mỹ là "tính mạng con người đắt giá nhất", nắm chắc tâm lý sợ "sa lầy như chiến tranh Việt Nam" của Mỹ và NATO, nên về chỉ đạo chiến lược đó chủ trương bảo toàn tối đa thực lực, kiên trì đánh lâu dài, từ đó làm tăng thêm gánh nặng tâm lý lo sợ của NATO.
Tìm kiếm rộng rãi sự ủng hộ, kiên định niềm tin thắng lợi
Báo "Giải phóng" của Pháp ngày 8.4 đó đăng bài "nghệ thuật CTTL", nhận xét Mi-lô-xê-vích luôn luôn không để các nước phương Tây kịp trở tay, ông đã triển khai một cuộc CTTL linh hoạt, nhằm chia rẽ cộng đồng quốc tế, tranh thủ sự đồng tình của những nước không kiên định lập trường. Đồng thời, với việc ngoan cường đánh trả, Nam Tư luôn luôn tìm kiếm biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô bằng chính trị. Sau khi cuộc khụng tập bắt đầu, Nam Tư đó nhiều lần tổ chức họp báo, kêu gọi "nhân dân và các nước yêu chuộng hoà bình trên thế giới hãy cùng nhau ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược này, Nam Tư sẵn sàng chấp nhận sự điều giải của các nước yêu chuộng hoà bình, chính nghĩa, trừ NATO. Ngày 6.4, Nam Tư cũng tuyên bố đơn phương đình chiến với KLA, đồng thời bắt đầu đàm phán chính trị với nhà lãnh đạo của phái ôn hoà người gốc An-ba-ni, bày tỏ thái độ tích cực trong vấn đề thực hiện quyền tự trị của Cô-xô-vô. Ngày 1.5, Nam Tư phóng thích 3 tù binh Mỹ, tuyên bố không coi tù binh Mỹ là "kẻ thù". Những hành động này đó được đài truyền hình quốc gia Xéc-bi-a và các phương tiện thông tin đại chúng khác tuyên truyền rộng rãi, khiến mọi người càng tin rằng Nam Tư bị xâm lược, nhờ đó đó giành được thế chủ động về chính trị, ngoại giao, làm "mềm" được thái độ của công chúng Mỹ, thậm chí của công chúng toàn bộ các nước thành viên khối NATO, giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Áp dụng các biện pháp hữu hiệu, củng cố trận tuyến quân nhà
Nhân dân Nam Tư có truyền thống chống ngoại xâm kiên cường. 4 giờ chiều ngày 24.3, qua đài truyền hình, Tổng thống Mi-lô-xê-vích ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Chân lý và chính nghĩa thuộc về chúng ta, chúng ta sẽ dốc hết mọi khả năng để đánh trả, bảo vệ Tổ quốc" và ngay ngày hôm đó cũng đó công bố lệnh khen thưởng, tuyên dương lực lượng không quân, phòng không và binh đoàn số 3. Sau khi cuộc không tập của NATO bắt đầu, đài truyền hình quốc gia đã nhiều lần phát sóng các bài hát yêu nước, tổ chức hội âm nhạc hoà bình, tổ chức cho thanh niên đăng ký tòng quân, thể hiện sự đoàn kết thống nhất của nhân dân Nam Tư. Nam Tư cũng khuyến khích các hacker tích cực truy nhập mạng Internet sử dụng các bức ảnh điện tử, các mục thông cáo điện tử để tuyên truyền và tiến công và gây nhiễu đối phương. Lực lượng của các phái chính trị cũng kề vai sát cánh, tỏ rõ sự nhất trí chưa từng có về lập trường.
Tuyên truyền rầm rộ chiến thắng, kích thích chí khí quân nhà, làm nhụt nhuệ khí đối phương
Nam Tư đó tuyên truyền rầm rộ về việc bắn hạ máy bay chiến đấu ném bom tàng hình F-117A và việc bắt sống 3 tự binh Mỹ, qua đó để nhắc nhở phương Tây phải cân nhắc đến tổn thất về thời gian, xương máu và tiền của nếu họ tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện ở Cô-xô-vô. Nam Tư tuyên bố sẽ đưa ra xét xử 3 quân nhân Mỹ bị bắt làm tự binh, khiến NATO chịu áp lực ngày một lớn.
Bài học về phòng thủ tâm lý và các biện pháp phòng, chống CTTL của Nam Tư đã gợi ý chúng ta rằng: để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của CTTL và “DBHB” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, trước hết cần phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi quân nhân, nhân dân hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, các phương thức …của chúng; đồng thời, cần phải xây dựng thế trận chính trị, tinh thần vững mạnh, đẩy mạnh giáo dục quốc phòng toàn dân và giáo dục chủ nghĩa yêu nước; tăng cường đại đoàn kết dân tộc, tăng cường lòng tự tôn và tự tin dân tộc; tăng cường nghiên cứu, diễn tập huấn luyện về công tác động viên quốc phòng; không ngừng nâng cao khả năng ứng biến và tố chất tâm lý thích ứng với môi trường chiến trường phức tạp của toàn quân và toàn dân trong điều kiện chiến tranh hiện đại.





0 nhận xét :

Đăng nhận xét