Ở bên ngoài, các đài VOA, RFA, BBC… tích cực đăng tải nhiều thông tin
sai lệch về quy chế bầu cử tập trung vào các luận điệu: “Cuộc bầu cử chỉ do
Đảng độc diễn, người dân không có vai trò gì”, “Cuộc bầu cử không có gì mới so
với trước đây”, Đảng “phân biệt đối xử với người tự ứng cử”… Không như các đối
tượng cực đoan trong nước chuyên hành nghề chửi bới và xuyên tạc bầu cử quốc hội
một cách ngu xuẩn, VOA, RFA, BBC cố gắng tỏ ra có nghiệp vụ hơn nhằm gây ra sự
hoài nghi cho độc giả khi thường phỏng vấn các nhân sỹ, trí thức, các nhà hoạt
động “dân chủ” để khẳng định nội dung chống phá của mình là khách quan, trung
thực.
Số đối tượng trong nước tận dụng triệt để mạng xã hội để đăng tải truyền
bá các quan điểm sai lệch, nhào nặn thông tin phía sau hậu trường bằng những
thủ đoạn hết sức hèn hạ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một số trang mạng của
cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” trơ trẽn phát động cái gọi là “thảo
luận đầu xuân” về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đưa ra tuyên bố yêu cầu “xóa
cơ chế Đảng cử, dân bầu”. Họ hô hào phải sớm thực hiện vận động tranh cử qua
mạng.
Tiếp đến phải kể đến
phong trào tự ứng cử do Nguyễn Quang A khởi xướng lan rộng trong giới rận chủ
với khoảng 50 thành viên đang có những tác động đến một bộ phận dư luận xã hội.
Nhìn chung, số đối tượng tham gia tự ứng cử vốn dĩ khá quen thuộc trong các hoạt
động chống phá trước đây, chúng muốn thông qua cơ chế “dân cử” này để từng bước
len lỏi vào cơ quan lập pháp, từng bước thay đổi chuyển hóa chế độ ở Việt Nam.
Có thể khẳng định, tuy không phải tất cả những người tự ứng cử đều có động cơ
không trong sáng, song rõ ràng, âm mưu lợi dụng tự ứng cử để truyền bá quan
điểm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước là vấn đề hiện hữu cần phải cảnh giác,
nhận diện và đấu tranh kịp thời.
Số đối tượng còn lại như Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu… tập trung vào
việc lợi dụng quyền khiếu kiện để dẫn dắt, xúi giục kích động công dân khiếu
kiện vượt quá giới hạn; thậm chí có hành vi gây rối, chửi bới, lăng mạ cá nhân,
tổ chức đang làm nhiệm vụ; chống người thi hành công vụ gây bất ổn định chính
trị xã hội. Nguy hiểm hơn, trước kỳ bầu cử quốc hội đã phát hiện nhiều nguồn
tiền đã được bên ngoài rót vào cho số khiếu kiện vì mục đích chính trị, chống
phá Đảng, Nhà nước.
Hoạt động chống phá kỳ bầu cử quốc hội được tiến hành một cách tổng hợp,
có bài bản, trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt.
Nhận diện hoạt động này của các loại đối tượng là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự
cảnh giác cao độ từ các cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, tránh sự hiểu lầm,
nhận diện không đúng dẫn đến sai lệch về tư tưởng và nhận thức; trên cơ sở đó
cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện các biện pháp đấu tranh có hiệu quả, đập
tan những âm mưu, thủ đoạn và việc làm chống phá Đảng mà trọng tâm hiện nay
chúng đang tập trung chống phá bầu cử quốc hội khóa XIV ở nước ta.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét