Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

 Trước sự đổ vỡ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, các nhà tư tưởng chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội lại được dịp dấn tới, phê phán, đả kích tới tấp vào chủ nghĩa Mác – Lê nin hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của Đảng ta và đẩy chúng ta đi chệch quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Họ hí hửng tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin và rêu rao về sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản, ra sức xuyên tạc, bác bỏ, công kích chủ nghĩa Mác – Lê nin, họ cho rằng học thuyết đó đã lỗi thời, lạc hậu. Để phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin, họ thường viện dẫn những sai lầm, thiếu sót ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nhất là Liên Xô và những đặc điểm mới của thời đại. Họ thường cố phủ nhận tính khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê nin, cố chứng minh rằng Mác, Angel, Lênin không phải là nhà khoa học. Họ nói dựng đứng rằng: “chủ nghĩa Mác chỉ là một thứ ý thức hệ hư ảo”, “một thứ nói dối có ý thức”, “những vở kịch giả hình”, “chứa đầy tính chất huyễn tưởng”, rằng: “Mác và Lê nin là những nhà duy tâm, siêu hình và không tưởng”, “chủ nghĩa Mác-Lê nin là những ảo tưởng, giả tưởng”.Những người này lớn tiếng cho rằng chủ nghĩa Mác-Lê nin đã phá sản, sự thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực chính là thất bại của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Đại hội VII của Đảng (năm 1991) thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, thì ngay lập tức các chuyên gia chống Đảng cộng sản Việt Nam và những phần tử cơ hội đưa ra rất nhiêu ý kiến xuyên tạc …Họ quy kết, Đảng cộng sản Việt Nam đang lung túng, run sợ trước việc Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa Mác – Lê nin hết thời, cho nên “phải sang tác ra tư tưởng Hồ Chí Minh để giúp Đảng chỉnh hướng trong cơn bối rối” v.v… Một số phần tử chống phá chủ nghĩa xã hội ở nước ta tung ra luận điểm rằng, việc Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản “du nhập” chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam là một “sai lầm lịch sử”, chỉ đưa đến “tai họa”, vì chủ nghĩa Mác – Lê nin là tư tưởng “ngoại lai” xa lạ với truyền thống cuả dân tộc Việt Nam. Từ sau Đại hội IX (năm 2001) đến nay, nhất là quá trình tiến tới Đại hội X và Đại hội XI của Đảng, được sự chỉ đạo và hậu thuẫn mạnh của các thế lực phản động bên ngoài, các phần tử cô hội chính trị, chống đối ở trong nước tăng cường viết và phát tán các tài liệu đưa ra những luận điệu, quan điểm sai trái hòng tấn công những vấn đề lý luận cơ bản của cách mạng Việt Nam đó là: Tiếp tục xuyên tạc, phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin khi chúng cho rằng “hầu hết các nước ngày nay đều bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, chỉ còn một vài nước “ngoan cố” như Trung Quốc,Việt Nam còn tôn thờ”. Lập luận của những người cho rằng: Bước sang thế kỉ XXI mà còn nói “lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng” là tư duy cũ, giáo điều, xơ cứng. Đã đến lúc phải xét lại cả những nguyên lý cơ bản có tính chất thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, những nguyên lý về giai cấp, đấu tranh giai cấp, lý luận hình thái kinh tế - xã hội…phải xét lại cả hệ thống... Một số người còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam thực tế đã từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhưng “vì sĩ diện” cho nên trên lời nói và trong văn bản chính thức Đảng cứ phải nói kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin (!). Một mặt, những người này đòi đất nước ta phải “đổi mới triệt để, không nửa vời”, nghĩa là phải thực hiện “tư nhân hóa hoàn toàn”, “đa nguyên, đa đảng”; mặt khác, họ nói xiên, nói vẹo rằng Đảng đã từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin; rằng sự nghiệp đổi mới của chúng ta là “đầu Ngô mình Sở”, “không chính danh” (?). Chúng xuyên tạc trắng trợn rằng: “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế mà còn cả về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác-Lê nin nữa”; rằng nếu Đảng cộng sản Việt Nam “cứ cố thủ những thành trì lý luận lung lay sẽ càng chuốc thêm thất bại tất yếu của lịch sử”. Chúng ta đều biết rằng, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê nin không chỉ đối với các nước XHCN, mà ngay cả đối với các nước tư bản hay các nước có đường lối chính trị trung lập hiện nay đều kế thừa, vận dụng những nguyên lý ấy vào thực tiễn đất nước của họ để phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lê nin là sản phẩm không chỉ của CNXH, mà là của toàn nhân loại. Đó là sự kế thừa, phát triển ở trình độ cao các giá trị của lịch sử xã hội loài người, mà C.Mác, Ăng ghen và Lê nin có công khái quát, phát hiện và xây dựng. Chủ nghĩa Mác - Lê nin không hề lỗi thời, không hề lạc hậu. Đó là chủ nghĩa chân chính, khoa học, phát triển nhất; tuy nhiên, đó không phải là hệ thống những nguyên lý chết cứng, mà là hệ thống mở cần phải được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, phát triển cho phù hợp với thực tiễn sự vận động, biến đổi, phát triển của lịch sử xã hội cũng như ở mỗi quốc gia, dân tộc. Các luận điệu chống phá của các thế thực phản động không những làm mất đi giá trị khoa học, lịch sử, thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lê nin mà chính những lập luận của họ đưa ra lại càng chứng minh làm rõ thêm tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Chúng ta tin tưởng sức sống, sức lan tỏa của chủ nghĩa Mác - Lê nin và khẳng định sự lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng là hoàn toàn đúng đắn!
 Thời gian gần đây, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang ra sức chống phá cách mạng Việt Nam với rất nhiều chiêu thức cả cũ và mới, đặc biệt là việc chúng ta chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp chúng càng điên cuồng chống phá: nói xấu Đảng, chế độ xã hội XHCN, chia rẽ đoàn kết nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân, thực hiện "phi chính trị hóa" Quân đội nhằm tách vai trò lãnh đạo của Đảng với Quân đội, kích động biểu tình, kích thích mê tín dị đoan, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo... Điển hình cho các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, ngày 04/9/2014, đối tượng Bùi Tín đã phát tán tài liệu"Nhìn lại cuộc đấu tranh", có nội dung xuyên tạc tình hình kinh tế, chính trị xã hội nước ta, đưa ra lời kêu gọi "cần đấu tranh để xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ, độc lập vì chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng đang lỗi thời"; đối tượng hết lời ca tụng, khích lệ tinh thần hoạt động chống phá của các đối tượng trong nước, nhất là các đối tượng thuộc cái gọi là "các tổ chức xã hội dân sự" ở Việt Nam và kêu gọi người dân trong và ngoài nước tiếp tục tham gia cái gọi là "phong trào xã hội dân sự" tại Việt Nam. Thực chất của cái gọi là "xã hội dân sự" hay "tổ chức xã hội dân sự" là hình thức, vỏ bọc ngụy trang bản chất, âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đó là hướng đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN; loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và luật pháp hiện thời của Nhà nước ta; xóa bỏ vai trò và hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội hiện nay... mà thay vào đó là các nhóm xã hội phi chính trị, phi giai cấp, phi luật pháp; kích thích, cổ vũ cho sự vô kỷ luật, bất chấp luật pháp... làm loạn xã hội để tạo cớ cho can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, sự lập luận của Bùi tín không thể đánh lừa được người dân có bản lĩnh, có hiểu biết. Ai cũng nhận thấy rằng, đây thực sự là một sự lập luận phi lý, phi thực tế và là một sự ảo tưởng ngớ ngẩn của một tiến sĩ triết học - Bùi tín! Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh: từ khi xuất hiện xã hội với các hình thức sơ khai đầu tiên đã hình thành sự khác biệt về đẳng cấp, lợi ích giữa các nhóm xã hội - cơ sở trực tiếp của sự phân chia giai cấp. Tính tất yếu khách quan cần phải giải quyết mối quan hệ lợi ích mà chủ yếu và giường cột nhất là (kinh tế, chính trị) đã làm nảy sinh các quan hệ chính trị giữa các nhóm xã hội và khẳng định địa vị chính trị của các nhóm xã hội ấy, trong đó vị trí lãnh đạo thuộc về một nhóm xã hội nhất định; theo đó, các nhóm xã hội khác hoặc là liên minh, thỏa hiệp với nhóm thống trị hoặc là trực tiếp, hoặc là liên minh với các nhóm xã hội khác để đấu tranh đòi lợi ích - cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra ngày càng quyết liệt mà đỉnh cao của nó là sự xuất nhà nước và các chính đảng chính trị. Khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp mang tính điển hình và tính chất giai cấp, tính chất, nội dung, hình thức đấu tranh giai cấp rõ và mạnh mẽ thì điều này càng được minh chứng sấu sắc. Điều này khẳng định: không thể có cái gọi là "xã hội dân sự", "tổ chức xã hội dân sự"! đã được C.Mác và Ăng ghen phân tích rất kỹ, rất sâu vấn đề này, nhất là khi các Ông phê phán quan điểm của các trào lưu, các nhà xã hội không tưởng cách đây hơn một thế kỷ.
 Thời gian gần đây, được sự hậu thuẫn từ bên ngoài, hoạt động chống phá của các phần từ, lực lượng trong nước đã và đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, tính chất, hình thức, phương pháp. Mặc dù vậy, mục tiêu xuyên suốt của chúng không hề thay đổi, nhất là việc xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp - xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Điển hình là nhóm đối tượng thuộc cái gọi là "Hội đồng Liên tôn" và đại diện các tổ chức "xã hội dân sự" tại Việt Nam chủ trương thành lập cái gọi là "Mặt trận cứu nước Việ Nam" đã đưa ra mục tiêu: Chống "sự cai trị độc tài" của Đảng CSVN và xây dựng thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tại Việt Nam. Đây là những luận điệu cũ rích đã được các thế lực thù địch đưa ra từ rất lâu, nay lại được nhấn mạnh và có các biệp pháp quyết liệt, cụ thể như: thành lập các ban (Ngoại vận, Thông tin, Pháp luật, Xã hội...); Thành phần lãnh đạo; Lực lượng tham gia: mọi tổ chức, cá nhân không chịu sự chi phối của Nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước, nòng cốt là "đại diện"các tôn giáo, dân tộc, 16 "tổ chức xã hội dân sự"...Lực lượng hậu thuẫn: 'Hội đồng Liên tôn", "Liên đoàn Công giáo Việt Nam" tại Mỹ, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để đập tan âm mưu, thù đoạn này của các thế lực phản động, thù địch, chúng ta một mặt vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chúng; đồng thời, tuyên truyền làm cho quần chúng nhân dân, các quân nhân nhận thức đúng về sứ mệnh lịch sử, vị trí, vai trò, đóng góp to lớn của Đảng ta đối với cách mạng, nhất là sự nghiệp xây dựng và BVTQ hiện nay. Trước hết cần thấy rằng, vấn đề không phải là một đảng hay nhiều đảng, mà là ở chỗ sứ mệnh và vai trò lịch sử của đảng cầm quyền. Ở các nước tư bản phát triển, sự tồn tại của các đảng phái chính trị không phải hoạt động tùy tiện, đứng ngoài luật pháp mà vẫn luôn chịu chi phối của các định chế chính trị - phản ánh ý chí, quyền lực của đảng cầm quyền. Ngay nước Mỹ, sự tồn tại của rất nhiều các đảng phái chính trị, tuy nhiên chỉ duy nhất 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau nắm quyền lãnh đạo, dù đảng nào lãnh đạo thì vẫn thỏa hiệp với đảng kia để phân chia quyền và lợi ích. Ngay ở Thái Lan, Căm - Phu - Chia và một số nước khác, sự tồn tại của đa đảng phái chính trị đã dẫn đến sự tranh dành quyền lợi, địa vị gây bất ổn chính trị - xã hội, thậm chí nội chiến. Đối với Việt Nam, sự ra đời của Đảng CSVN đã là một tất yếu khách quan, sự lựa chọ của lịch sử. Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn khẳng định được sứ mệnh lịch sử của mình, lãnh đạo thành công cuộc cách mạnh dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN đưa đất ta thoát khỏi thân phận nô lệ, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu...Đó là minh chứng không thể chối cãi và khẳng định không cần phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thì đất nước mới phát triển; với cách mạng Việt Nam, sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thì không có đảng phái nào thay thế được Đảng CSVN.