Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

 Thời gian gần đây, được sự hậu thuẫn từ bên ngoài, hoạt động chống phá của các phần từ, lực lượng trong nước đã và đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, tính chất, hình thức, phương pháp. Mặc dù vậy, mục tiêu xuyên suốt của chúng không hề thay đổi, nhất là việc xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp - xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Điển hình là nhóm đối tượng thuộc cái gọi là "Hội đồng Liên tôn" và đại diện các tổ chức "xã hội dân sự" tại Việt Nam chủ trương thành lập cái gọi là "Mặt trận cứu nước Việ Nam" đã đưa ra mục tiêu: Chống "sự cai trị độc tài" của Đảng CSVN và xây dựng thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tại Việt Nam. Đây là những luận điệu cũ rích đã được các thế lực thù địch đưa ra từ rất lâu, nay lại được nhấn mạnh và có các biệp pháp quyết liệt, cụ thể như: thành lập các ban (Ngoại vận, Thông tin, Pháp luật, Xã hội...); Thành phần lãnh đạo; Lực lượng tham gia: mọi tổ chức, cá nhân không chịu sự chi phối của Nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước, nòng cốt là "đại diện"các tôn giáo, dân tộc, 16 "tổ chức xã hội dân sự"...Lực lượng hậu thuẫn: 'Hội đồng Liên tôn", "Liên đoàn Công giáo Việt Nam" tại Mỹ, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để đập tan âm mưu, thù đoạn này của các thế lực phản động, thù địch, chúng ta một mặt vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chúng; đồng thời, tuyên truyền làm cho quần chúng nhân dân, các quân nhân nhận thức đúng về sứ mệnh lịch sử, vị trí, vai trò, đóng góp to lớn của Đảng ta đối với cách mạng, nhất là sự nghiệp xây dựng và BVTQ hiện nay. Trước hết cần thấy rằng, vấn đề không phải là một đảng hay nhiều đảng, mà là ở chỗ sứ mệnh và vai trò lịch sử của đảng cầm quyền. Ở các nước tư bản phát triển, sự tồn tại của các đảng phái chính trị không phải hoạt động tùy tiện, đứng ngoài luật pháp mà vẫn luôn chịu chi phối của các định chế chính trị - phản ánh ý chí, quyền lực của đảng cầm quyền. Ngay nước Mỹ, sự tồn tại của rất nhiều các đảng phái chính trị, tuy nhiên chỉ duy nhất 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau nắm quyền lãnh đạo, dù đảng nào lãnh đạo thì vẫn thỏa hiệp với đảng kia để phân chia quyền và lợi ích. Ngay ở Thái Lan, Căm - Phu - Chia và một số nước khác, sự tồn tại của đa đảng phái chính trị đã dẫn đến sự tranh dành quyền lợi, địa vị gây bất ổn chính trị - xã hội, thậm chí nội chiến. Đối với Việt Nam, sự ra đời của Đảng CSVN đã là một tất yếu khách quan, sự lựa chọ của lịch sử. Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn khẳng định được sứ mệnh lịch sử của mình, lãnh đạo thành công cuộc cách mạnh dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN đưa đất ta thoát khỏi thân phận nô lệ, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu...Đó là minh chứng không thể chối cãi và khẳng định không cần phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thì đất nước mới phát triển; với cách mạng Việt Nam, sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thì không có đảng phái nào thay thế được Đảng CSVN.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét