Thời gian gần đây, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang ra sức chống phá cách mạng Việt Nam với rất nhiều chiêu thức cả cũ và mới, đặc biệt là việc chúng ta chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp chúng càng điên cuồng chống phá: nói xấu Đảng, chế độ xã hội XHCN, chia rẽ đoàn kết nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân, thực hiện "phi chính trị hóa" Quân đội nhằm tách vai trò lãnh đạo của Đảng với Quân đội, kích động biểu tình, kích thích mê tín dị đoan, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo... Điển hình cho các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, ngày 04/9/2014, đối tượng Bùi Tín đã phát tán tài liệu"Nhìn lại cuộc đấu tranh", có nội dung xuyên tạc tình hình kinh tế, chính trị xã hội nước ta, đưa ra lời kêu gọi "cần đấu tranh để xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ, độc lập vì chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng đang lỗi thời"; đối tượng hết lời ca tụng, khích lệ tinh thần hoạt động chống phá của các đối tượng trong nước, nhất là các đối tượng thuộc cái gọi là "các tổ chức xã hội dân sự" ở Việt Nam và kêu gọi người dân trong và ngoài nước tiếp tục tham gia cái gọi là "phong trào xã hội dân sự" tại Việt Nam.
Thực chất của cái gọi là "xã hội dân sự" hay "tổ chức xã hội dân sự" là hình thức, vỏ bọc ngụy trang bản chất, âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đó là hướng đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN; loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và luật pháp hiện thời của Nhà nước ta; xóa bỏ vai trò và hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội hiện nay... mà thay vào đó là các nhóm xã hội phi chính trị, phi giai cấp, phi luật pháp; kích thích, cổ vũ cho sự vô kỷ luật, bất chấp luật pháp... làm loạn xã hội để tạo cớ cho can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, sự lập luận của Bùi tín không thể đánh lừa được người dân có bản lĩnh, có hiểu biết. Ai cũng nhận thấy rằng, đây thực sự là một sự lập luận phi lý, phi thực tế và là một sự ảo tưởng ngớ ngẩn của một tiến sĩ triết học - Bùi tín! Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh: từ khi xuất hiện xã hội với các hình thức sơ khai đầu tiên đã hình thành sự khác biệt về đẳng cấp, lợi ích giữa các nhóm xã hội - cơ sở trực tiếp của sự phân chia giai cấp. Tính tất yếu khách quan cần phải giải quyết mối quan hệ lợi ích mà chủ yếu và giường cột nhất là (kinh tế, chính trị) đã làm nảy sinh các quan hệ chính trị giữa các nhóm xã hội và khẳng định địa vị chính trị của các nhóm xã hội ấy, trong đó vị trí lãnh đạo thuộc về một nhóm xã hội nhất định; theo đó, các nhóm xã hội khác hoặc là liên minh, thỏa hiệp với nhóm thống trị hoặc là trực tiếp, hoặc là liên minh với các nhóm xã hội khác để đấu tranh đòi lợi ích - cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra ngày càng quyết liệt mà đỉnh cao của nó là sự xuất nhà nước và các chính đảng chính trị. Khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp mang tính điển hình và tính chất giai cấp, tính chất, nội dung, hình thức đấu tranh giai cấp rõ và mạnh mẽ thì điều này càng được minh chứng sấu sắc. Điều này khẳng định: không thể có cái gọi là "xã hội dân sự", "tổ chức xã hội dân sự"! đã được C.Mác và Ăng ghen phân tích rất kỹ, rất sâu vấn đề này, nhất là khi các Ông phê phán quan điểm của các trào lưu, các nhà xã hội không tưởng cách đây hơn một thế kỷ.
Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét