Thuật ngữ "Chính phủ liêm chính" là một khái niệm không mới đối với các nước văn minh, phát triển. Tuy nhiên, đây lại là một khái niệm rất mới mẻ với Việt Nam khi nhậm chức, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập và thể hiện quan điểm, quyết tâm của Chính Phủ nhiệm kỳ này. NHiều người hoài nghi, nhất là các thế lực thù địch, chống đối tìm mọi lý lẽ để công kích, chúng viện dẫn mọi lý do, đưa ra nhiều vụ việc sai lầm của một số cá nhân cán bộ, công chức có sai phạm để phủ nhận quyết tâm của Thủ Tướng và Chính Phủ. Tuy nhiên, với cái nhìn khách quan chúng ta thấy được ngay quan điểm rất đúng đắn đó của người đứng đầu Chính Phủ. Một loạt các động thái, việc làm đối nội, đối ngoại như: đối thoại với công nhân; chỉ đạo giải quyết sự cố môi trường biển Miền Trung; kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm; định hướng phát triển doanh nghiệp; tham gia các diễn đàn khu vực, thế giới...cho thấy quyết tâm ấy được thống nhất trong lời nói và việc làm từ người đứng đầu đến các thành viên Chính Phủ. Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, với quyết tâm, sự đồng thuận dưới sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu xây dựng một Chính Phủ liêm chính nhất định trở thành hiện thực và đưa nước ta nhanh chóng đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định.
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016
01:27
Unknown
Như một sự ngẫu nhiên, lời tiên đoán của nhà tiên tri Van-Ga về sự bất ổn của Thế giới, nhất là Âu Châu vào Thế kỷ XXI. Suốt những thập niên qua, hoạt động của các tổ chức khủng bố lan truyền khắp nơi trên Thế giới, kéo theo cuộc chiến chống khủng bố được phát động do Mỹ đứng đầu đã làm cho tình hình các khu vực và phạm vi toàn cầu luôn trong tình trạng bất ổn chính trị, an ninh truyền thống và phi truyền thống bị đ
CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN SAU PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VỀ VỤ PHILIPPINE KIỆN TRUNG QUỐC
01:00
Unknown
Những ngày này, trên khắp các trang báo, nhất là các trang mạng xã hội mật độ tin, bài về việc Tòa trọng tài Quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippine đối với TQ về vấn đề tranh chấp chủ quyền, biển đảo. Nhiều quan điểm đa chiều, bình luận trong đó có cả quan điểm tích cực và mang tính xây dựng, số này thì ít mà chủ yếu là các quan điểm tiêu cực, nhìn nhận phiến diện, lệch lạc, thậm chí sai và đi ngược lại quan điểm của số đông. Trong đó, có rất nhiều bài viết của các tác giả là người nước ngoài, không liên quan và ảnh hưởng gì đến lợi ích của cá nhân và quốc gia của họ, nhưng với quan điểm đúng đắn, khoa học dựa trên chứng cứ lịch sử và pháp lý, nhất là luật pháp quốc tế. Bằng cái nhìn khách quan nên bài viết đã công khai ủng hộ phán quyết của Tòa TTQT, phản bác quan điểm vô lý, ngang ngạnh, bất chấp luật pháp của TQ. Đồng thời, kêu gọi ủng hộ cái đúng, lẽ phải và giải quyết vấn đề này bằng phương pháp hòa bình. Tuy nhiên, có rất nhiều bài viết của tác giả là người Việt Nam lại phản bác điều này, cổ súy cho quan điểm bành trướng Biển Đông của TQ hoặc lợi dụng vấn đề này để kích động chống đối TQ, tẩy chay TQ hay nói lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta thỏa hiệp, né tránh TQ... Thật ra là họ cố tình không hiểu quan điểm và đường lối của Đảng, quan điểm giải quyết quan hệ với TQ nói chung, vấn đề Biển Đông, Hoàng sa, Trường Sa là nhất quán xuyên suốt rằng là kiên trì đấu tranh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng phương pháp hòa bình, dựa trên luật pháp QT, không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực hay bắt tay với nước khác để chống TQ. Phải chăng những tác giả này có động cơ yêu nước chân chính? hay vì động cơ cá nhân hay lợi ích nào đó?
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016
21:15
Unknown
Hoạt động quân sự của người quân nhân trong QĐNDVN là rất đặc thù. Tính đặc thù không chỉ ở ý nghĩa, giá trị xã hội lớn lao là bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, mà còn là hoạt động với các công cụ, phương tiện tối tân, hiện đại, cần phải tiêu tốn nhiều tiền của nhà nước, nhân dân và nhất là sự hy sinh xương máu trong khi làm nhiệm vụ, không phân biệt thời bình hay thời chiến. Với người chiến sĩ, huấn luyện thời bình cũng là chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chuẩn bị cho chiến tranh tương lai có thể xảy ra nên rất gian khổ, ác liệt và dễ hy sinh khi gặp sự cố, nhất là các phi công quân sự, chiến sĩ công binh rà phá bom mìn, các chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma túy, buôn bán người hay các chiến sĩ cảnh sát biển và hải quân thực hiện nhiệm vụ trên biển...Sự hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện chiến đấu của phi công Trần Quang Khải và các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tìm kiếm Máy bay SU - 30K và đồng chí Khải hy sinh trên vùng biển thuộc Vịnh Bắc bộ là một minh chứng sống, không thể phủ nhận. Rất nhiều người có quan niệm không đúng về vấn đề này nên đã đưa ra những nhận xét võ đoán, quy chụp, phản ánh sai
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
19:10
Unknown
Nếu hỏi bất kỳ ai rằng: quản lý cái gì khó nhất, chắc hẳn số đông sẽ nói quản lý con người là khó nhất! Tôi hoàn toàn đồng tình như vậy và nhấn mạnh thêm rằng, khó nhưng rất hay và mang giá trị nhân văn cao cả. Vậy thực chất quản lý con người là quản lý cái gì? đó là quản lý cái phần "Hồn" của con người - tức là tâm lý, tư tưởng của họ. Quả là rất khó và vô cùng khó bởi tâm lý, tư tưởng con người xét trên cả phương diện bản chất cũng như hình thức biểu hiện rất phức tạp, đa dạng, biến hóa khôn lường theo lứa tuổi, trạng thái sinh lý và nhất là các tác động của môi trường xã hội. Chúng ta thường nghe rất nhiều các câu nói như: "Con gái nói ghét là yêu"; "Miệng thì thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao"; "Nói vậy mà không phải vậy", hay các biểu hiện "Nói một đằng, làm một nẻo"... Cô gái rất muốn chàng trai đừng bỏ đi mà hãy đợi mình nhưng lại nói "Em bảo anh đi đi, sao anh không dừng lại; em bảo anh đừng đợi, sao anh vội đi ngay...". Điểm sơ qua vậy đã thấy tâm lý, tư tưởng con người phức tạp thế nào rồi. Tôi cũng có một số năm làm cán bộ quản lý học viên nên tôi cũng nhận thấy tính chất đa dạng, phức tạp của tâm lý cá nhân học viên và tâm lý tập thể học viên. Có câu "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò". Học viên cũng là con người, nhất là thanh niên đang trong độ tuổi trưởng thành về nhân cách nên sự đa dạng, phong phú và phức tạp về tâm lý là đương nhiên và là điều dễ hiểu. Nhiều học viên rất ngoan, chăm chỉ học - rèn, bên cạnh đó cũng có những học viên chấp hành kỷ luật không tốt, lười học tập và rèn luyện. Cũng có học viên năm nhất tốt, nhưng năm sau vi phạm; cũng có học viên tốt nhiều mặt, nhưng chưa tốt một vài mặt... Vậy làm sao chúng ta có thể nhận diện được các khía cạnh tâm lý ấy? Các cụ đã dạy rằng "Cái kim trong bọc lâu rồi cũng lòi ra", hay "Chẳng ai nắm tay qua ngày đến tối" để chỉ ra sự phản ánh đúng, thống nhất giữa nội dung tâm lý và hình thức biểu hiện hay quá trình hình thành, biến đổi, phát triển các yếu tố tâm lý con người. Muốn quản lý con người cần phải hiểu con người - hiểu hoàn cảnh, tâm - sinh lý của họ, nhất là tâm lý, tư tưởng. Để hiểu con người cần có phương pháp. Theo lý thuyết tâm lý học hoạt động thì tâm lý, ý thức con người được hình thành trong hoạt động và biểu hiện trong hoạt động; tâm lý ý thức và hoạt động là thống nhất với nhau. Nghĩa là, mọi hiện tượng tâm lý, tư tưởng của con người dù sớm hay muộn nhất định sẽ được bộc lộ ra bên ngoài. Sự bộc lộ ấy nhanh, chậm, rõ ràng hay không lại phụ thuộc cả vào chủ ý của mỗi chủ thể cũng như sự tác động của người khác và xã hội. Phương pháp rất đa dạng nhưng tựu trung ở việc quan sát, trao đổi, nghiên cứu tiểu sử, phân tích kết quả hoạt động ...Năm 1998, khi tôi quản lý khóa CT1 (d5, HVCT), học viên Phạm Dung Dũng, quê Vũ Thư - Thái Bình có nói với tôi rằng: "Làm thế nào mà anh nhận xét về em và mọi người khác trong đại đội chính xác như vậy?" Tôi có nói rằng, thực ra anh quan sát thấy và nghe được các em làm và nói trong sinh hoạt, học tập, công tác; nghe được mọi người nói chuyện, bàn luận về em; xem cách ứng xử và giải quyết các quan hệ công việc, tình bạn, cấp trên, người thân; căn cứ kết quả học tập, rèn luyện, công tác và các nhiệm vụ cụ thể chỉ huy giao cho...Thực tế, bản thân tôi có kinh nghiệm là luôn nắm chắc được hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội của học viên; lăn lộn, bám nắm mọi mặt hoạt động của đơn vị, theo dõi sát sao hành vi, hành động, lời nói, việc làm của học viên....nên dường như hiểu được cơ bản tâm lý, tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, mong muốn của họ và đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ các học viên. Học viên tin tưởng nên có vấn đề gì của bản thân cũng như của học viên khác thì đều tâm sự, chia sẻ giúp tôi kịp thời xử lý các tình huống có tình, có lý và mang lại kết quả, giúp học viên tiến bộ, trưởng thành. Điều quan trọng nhất trong quản lý con người là biết phát huy sức mạnh của các lực lượng và bản thân mỗi con người cùng tham gia quản lý chính họ.
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016
02:05
Unknown
Những ngày này, khắp các địa phương, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội ...trên cả nước đang ra sức thi đua làm tốt việc quán triệt và công tác chuẩn bị mọi mặt cho cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. Đây là cuộc sinh hoạt chính trị sâu, rộng, có ý nghĩa quan trọng của đất nước. Thành công của cuộc bầu cử một mặt giúp cho việc kiện toàn cơ quan lập pháp cao nhất và hệ thống chính trị, góp phần hiện thực hóa nghị quyết của QH khóa XIII và các nghị quyết của BCHTW khóa XII của Đảng; mặt khác, đó là đòn chí mạng làm thất bại âm mưu phá hoại của các lực lượng phản động, đối địch, cơ hội chính trị trong và ngoài nước. Đây vừa là quyền lợi, đồng thời là nghĩa vụ và trách nhiệm lớn lao, thể hiện tinh thần yêu nước chân chính của mỗi công dân Việt Nam. Chúng ta tin tưởng vào sự thành công với kết quả tốt đẹp nhất!
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)